Bệnh thường gặp

Bệnh dạ dày có lây không?

Bệnh Đau dạ dày có bị lây không là thắc mắc của khá nhiều người đang bị mắc hoặc người thân gặp phải, chủ yếu là từ người nhà của bệnh nhân đau dạ dày. Đây là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với người bệnh do vậy họ sẽ có những lo ngại về vấn đề lây nhiễm bệnh.

Quy Tac Dung Dua Nguoi Nhat 1487402472464

Bệnh đau dạ dày có lây không?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày như chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học, sử dụng chất kích thích như rượu bia,… Tuy nhiên nguyên nhân chính gây nên bệnh đau dạ dày và chiếm đến hơn 80% số ca bệnh đó là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Đây là loại vi khuẩn sinh sống trong môi trường acid ở dạ dày cơ thể người.

Bệnh dạ dày có lây không?
Vi khuẩn Hp gây ra bệnh đau dạ dày

Nhiễm vi khuẩn HP thuộc dạng phổ biến nhất trên thế giới, người bị nhiễm không hề có biểu hiện bất thường nào. Trong quá trình lâu dài về sau sẽ gây nhiều bệnh lý về dạ dày nguy hiểm như: viêm loét dạ dày, bệnh dạ dày mãn tính, ung thư dạ dày,…

Vì vậy, Trong tất cả những nguyên nhân gây đau dạ dày thì chỉ có nhiễm khuẩn HP mới lây nhiễm.

Đau dạ dày lây qua những đường nào?

Trừ những trường hợp bị đau do tâm lý, sinh hoạt… thì bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra có thể lây, con đường lây nhiễm sẽ là:

  • Lây từ dạ dày qua miệng: Do thói quen ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là đồ sống bị nhiễm khuẩn Hp. Người bệnh lại thải ra ngoài môi trường, và vi khuẩn nhiễm vào thực phẩm, tiếp tục vòng lặp lây bệnh nguy hiểm.
  • Lây từ miệng qua miệng: Đây là đường truyền bệnh khá phổ biến, vi khuẩn gây đau dạ dày có trong nước bọt sẽ bị văng ra ngoài khi hắt hơi, nói chuyện. Người đối diện có thể bị lây nếu nếu xúc với vi khuẩn Hp này khi giao tiếp. Đặc biệt, hôn nhau cũng có thể lây bệnh đấy nhé!
  • Qua vật trung gian: Do ruồi nhặng từ những nơi không sạch sẽ, chúng mang theo vi khuẩn Hp, khiến loại vi khuẩn này phát tán rộng hơn và nhanh hơn.
  • Nguồn nước: Nguồn nước ngầm nếu không được xử lý sạch sẽ có thể bị lẫn vi khuẩn Hp do chất thải của người đau dạ dày thải ra.
  • Một vài trường hợp khác: Vi khuẩn đau dạ dày cũng có thể lây nhiễm thông qua những dụng cu, các thiết bị khám chữa bệnh chung tại các trung tâm y tế, đặc biệt là những thiết bị, dụng cụ nha khoa và nội soi dạ dày… nếu chúng không được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.

Cần nhắc lại một lần nữa, bệnh đau dạ dày có lây được không, câu trả lời là: CÓ! Bệnh nhiễm từ người sang người, nhưng không phải tất cả các trường hợp đau dạ dày đều có thể lây.

Xem thêm:

Những biện pháp phòng ngừa lây bệnh đau dạ dày

Việc ăn uống chung trong gia đình là điều khó có thể tránh khỏi, tuy nhiên đây chính là lý do chính lây nhiễm Helicobacter Pylori. Do đó nên có những biện pháp chủ động phòng ngừa để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm của bệnh. Cụ thể như sau:

  • Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bệnh đau dạ dày thì nên đi khám ngay ở những cơ sở y tế uy tín để điều trị dứt điểm sớm nhất có thể, đây là biện pháp hiệu quả nhất để cắt đứt nguồn lây bệnh.
  • Sử dụng riêng những vật dụng cá nhân, bát đũa, muỗng thìa, cốc chén,… với người bệnh cho đến khi được điều trị dứt điểm. Tốt nhất có một khẩu phần ăn riêng đối với người bệnh đau dạ dày để hạn chế tối đa việc tiếp xúc.
  • Không nên nhai mớm cơm cho con trẻ nếu bản thân đang bị đau dạ dày để tránh lây nhiễm.
  • Rửa tay sạch sẽ sau khi ăn và đi vệ sinh.
  • Bảo quản thức ăn cẩn thận để tránh nguy cơ lây nhiễm từ những nguồn trung gian.

Đau dạ dày có thể lây từ người sang người nhưng không phải trường hợp nào cũng lây nhiễm. Trong tất cả những nguyên nhân gây đau dạ dày thì chỉ có nhiễm Helicobacter Pylori mới lây nhiễm. Còn lại các lý do như chế độ sinh hoạt, ăn uống, sử dụng rượu bia, thuốc lá, thuốc… không có khả năng lây nhiễm. Do đó người bệnh cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh để có những biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Back to top button