Sức khỏe

Các cách giảm đau bụng kinh cho chị em ngày đèn đỏ

Vào những ngày “đèn đỏ”, nữ giới có thể áp dụng một số cách giảm đau bụng kinh như chườm nóng, uống nước ấm, massage vùng bụng, uống trà gừng ấm,… để cải thiện các triệu chứng khó chịu. Bên cạnh đó để phòng ngừa cơn đau trong những lần hành kinh tiếp theo, bạn nên sinh hoạt điều độ và lên kế hoạch ăn uống khoa học.

Các cách giảm đau bụng kinh cho chị em ngày đèn đỏ
nguồn: internet

 

Vì sau nữ giới bị đau bụng kinh?

Đau bụng kinh là cơn đau khởi phát trước hoặc trong những ngày hành kinh, thường có mức độ từ nhẹ, âm ỉ đến dữ dội và quặn bụng. Đau bụng kinh xảy ra ở vùng bụng dưới và có lan tỏa xuống vùng bẹn trong trường hợp tử cung co bóp quá mức.

Triệu chứng này là hệ quả do cơ thể sản xuất ra nhiều prostaglandin – thành phần gây viêm thành tử cung. Bên cạnh đó vào những ngày “đèn đỏ”, tử cung thường có xu hướng co bóp mạnh nhằm đẩy tế bào chết, dịch nhầy và trứng rụng xuống âm đạo và đào thải ra bên ngoài.

Đau bụng kinh do nguyên nhân trên được gọi là thống kinh nguyên phát/ đau bụng kinh sinh lý. Tuy nhiên cơn đau xảy ra ở bụng dưới vào những ngày “đèn đỏ” có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt và ăn uống không điều độ hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý phụ khoa như viêm vòi trứng, u nang buồng trứng, tắc vòi trứng, lạc nội mạc tử cung,…

Để giảm nhanh cơn đau bụng kinh, nữ giới có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Xoa bóp vùng bụng giúp cải thiện cơn đau

Xoa bóp bụng là cách giảm đau bụng kinh được thực hiện khá phổ biến. Bạn có thể sử dụng các tinh dầu có tính ấm như quế, khuynh diệp, bạch đàn kết hợp với động tác massage để tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ trơn tử cung và làm giảm mức độ của cơn đau bụng kinh.

Các cách giảm đau bụng kinh cho chị em ngày đèn đỏ
nguồn: internet

Bên cạnh đó bạn cũng có thể day ấn một số huyệt vị để làm giảm cơn đau nhanh chóng, như:

  • Huyệt Khí Hải: Huyệt nằm dưới rốn, đo thẳng xuống 1.5 tấc.
  • Huyệt Tam Âm Giao: Huyệt nằm cách chỗ cao nhất của mắt cá chân 3 tấc đo ngược lên.
  • Huyệt Quan Nguyên: Huyệt nằm dưới huyệt Khí Hải, đo thẳng xuống 1.5 tấc.

Khi bấm huyệt, sử dụng ngón tay cái day ấn vào từng huyệt vị trong khoảng 30 giây. Khi day ấn, nên sử dụng lực nhẹ rồi tăng dần lên đến khi có giác căng tức là được.

Giảm đau bụng kinh bằng cách chườm nóng

Chườm nóng lên vùng thắt lưng và bụng dưới có thể cải thiện đau bụng kinh và đau nhức cột sống trong những ngày “đèn đỏ”. Nhiệt độ ấm từ túi chườm giúp thư giãn cơ trơn của tử cung, nới giãn không gian của cột sống và thúc đẩy tuần hoàn máu.

Các cách giảm đau bụng kinh cho chị em ngày đèn đỏ
nguồn: internet

Ngoài ra trước khi ngủ, bạn nên tắm nước ấm để điều hòa hoạt động co bóp của tử cung, tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn và giúp ngủ sâu giấc hơn. Theo thống kê, nữ giới bị đau bụng kinh có thói quen tắm nước ấm trước khi ngủ thường dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc và cơn đau thuyên giảm đáng kể sau khi thức dậy.

Uống nước ấm trong những ngày “đèn đỏ”

Thiếu nước có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng trong những ngày hành kinh. Vì vậy, bạn nên uống nước ấm thường xuyên để cung cấp chất lỏng cho cơ thể. Ngoài ra, nhiệt độ ấm còn giúp tăng lưu lượng máu và thư giãn cơ trơn của tử cung, từ đó làm giảm mức độ và tần suất của cơn đau.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung một số loại nước ép từ rau củ và trái cây nhằm bù nước, cân bằng điện giải và điều hòa hoạt động co bóp ở vùng bụng dưới. Theo một số nghiên cứu cho thấy, nữ giới cung cấp đủ nước, khoáng chất và vitamin thường có mức độ cơn đau bụng kinh thuyên giảm rõ rệt sau mỗi kỳ kinh.

Tập thể dục giúp giảm đau bụng kinh nhanh chóng

Trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể thường tiết ra nhiều hormone estrogen. Do đó bạn thường xuyên cảm thấy đau nhức cột sống, nhức mỏi cơ thể, buồn chán và ủ rũ. Vì vậy hầu hết nữ giới đều ngưng tập thể dục trước và trong những ngày “đèn đỏ”.

Tuy nhiên theo các bác sĩ Sản phụ khoa, tập thể dục nhẹ nhàng trong thời gian này có thể thúc đẩy bài tiết máu kinh, giảm hoạt động co bóp của tử cung và kích thích não bộ giải phóng endorphin. Endorphin là một loại hormone nội sinh có thể tạo cảm giác hưng phấn và ức chế quá trình dẫn truyền tín hiệu đau.

Các cách giảm đau bụng kinh cho chị em ngày đèn đỏ
nguồn: internet

Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể cải thiện cơn đau bụng kinh bằng cách đi bộ, ngồi thiền, tập yoga hoặc thực hiện một số động tác nhẹ nhàng. Ngoài ra hoạt động thể chất trong những ngày “đèn đỏ” còn làm giảm các triệu chứng đi kèm như mệt mỏi, thiếu năng lượng, buồn chán, đau lưng, nhức mỏi cơ thể,…

Cải thiện đau bụng kinh bằng cách uống trà gừng ấm

Uống trà gừng ấm là mẹo giảm đau bụng kinh khá phổ biến. Trà gừng chứa hoạt chất Cineole có tác dụng thư giãn hệ thần kinh trung ương, ức chế dẫn truyền cơn đau và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Bên cạnh đó, hoạt chất Zingerone và Gingerol trong gừng còn ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin – chất trung gian gây viêm ở niêm mạc tử cung. Với tác dụng này, uống trà gừng có thể giảm nhanh cơn đau bụng kinh, đau thắt lưng và nhức mỏi cơ thể.

Ngoài ra gừng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và tinh dầu có mùi thơm đặc trưng. Uống trà gừng ấm vào những ngày “đèn đỏ” không chỉ làm giảm cơn đau mà còn cải thiện một số triệu chứng đi kèm như chán ăn, buồn nôn và khó chịu.

Dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Trong thời gian hành kinh, bạn nên giảm bớt khối lượng công việc và dành thời gian nghỉ ngơi. Làm việc quá sức và căng thẳng có thể khiến cơ thể mệt mỏi và khiến cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn.

Các cách giảm đau bụng kinh cho chị em ngày đèn đỏ
nguồn: internet

Bên cạnh đó vào những ngày “đèn đỏ”, bạn nên cố gắng ngủ trước 23:00 và đảm bảo giấc ngủ kéo dài ít nhất 7 giờ đồng hồ. Ngủ đủ giấc giúp điều hòa hoạt động co thắt của tử cung, phục hồi cơ thể và làm giảm cơn đau đáng kể.

Trong khi đó ở những nữ giới có thói quen thức khuya và ngủ không đủ giấc, tử cung thường có xu hướng co thắt dữ dội, làm tăng mức cơn đau và khiến cơ thể uể oải, thiếu sức sống vào ngày hôm sau.

Lên kế hoạch ăn uống trước kỳ kinh

Theo thống kê từ 1 500 nữ giới, mức độ của cơn đau bụng kinh thường có sự khác biệt ở mỗi lần hành kinh. Ngoài yếu tố cơ địa, các triệu chứng phát sinh trong những ngày “đèn đỏ” còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống và sinh hoạt. Vì vậy trước kỳ kinh, bạn nên lên kế hoạch ăn uống nhằm giảm tần suất và mức độ cơn đau.

Các cách giảm đau bụng kinh cho chị em ngày đèn đỏ
nguồn: internet

Để phòng ngừa và giảm mức độ đau bụng kinh, nữ giới nên bổ sung:

  • Rau xanh và trái cây: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất chống oxy hóa, axit amin, khoáng chất và vitamin. Những thành phần dinh dưỡng này giúp tăng cường thể trạng, nâng cao miễn dịch và tăng sức chống chịu của cơ thể với cơn đau. Hơn nữa, chất chống oxy hóa rau xanh và trái cây còn giúp điều hòa hoạt động của cơ trơn tử cung và cân bằng nồng độ hormone.
  • Các loại thảo dược: Trước kỳ kinh khoảng 7 ngày, bạn nên tăng cường bổ sung các thảo dược như gừng, nghệ, thìa là, đinh hương, quế,… vào chế độ ăn. Các thảo dược này có thể giảm nhẹ cơn đau bụng, cải thiện mệt mỏi và buồn nôn vào những ngày “dâu rụng”.
  • Đậu nành và các loại hạt: Trong đậu nành có chứa isoflavone có tác dụng tương tự như estrogen ở nữ giới. Vì vậy bổ sung đậu nành trước kỳ kinh có thể cân bằng nồng độ estrogen và progesterone, từ đó làm giảm hoạt động co thắt quá mức của tử cung và cải thiện cơn đau đáng kể. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung một số loại hạt khác như đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, hạnh nhân,… nhằm nâng cao sức khỏe.
  • Thực phầm giàu Omega 3: Omega 3 không chỉ tốt cho tim mạch, xương khớp và mắt mà còn hỗ trợ hoạt động bài tiết máu kinh ở nữ giới. Bổ sung thực phẩm chứa Omega 3 (bơ, cá hồi, cá thu, dầu ô liu) giúp hạn chế tổng hợp prostaglandin vào những ngày hành kinh, từ đó làm giảm viêm niêm mạc tử cung và cải thiện cơn đau đáng kể.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm và đồ uống sau:

  • Rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê, trà đặc,…
  • Thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, nhiều gia vị và dầu mỡ
  • Thức ăn chứa nhiều đường như socola, bánh kẹo, mứt,…
  • Các loại đồ uống và thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh như kem, đồ uống có đá, thức ăn có nhiều tiêu, ớt,…

Sau khi áp dụng chế độ ăn khoa học, bạn sẽ nhận thấy cơn đau bụng kinh, tình trạng mệt mỏi, buồn nôn và uể oải sẽ thuyên giảm đáng kể. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp chế độ dinh dưỡng với thói quen luyện tập hợp lý để điều hòa kinh nguyệt và hoạt động co bóp của tử cung.

Sử dụng miếng dán nóng giảm đau bụng kinh

Ngoài biện pháp chườm ấm, bạn có thể sử dụng một miếng dán giữ ấm để giảm cơn đau bụng kinh ngay tại nhà. Khi sử dụng, bạn nên dán trực tiếp sản phẩm vào vùng bụng dưới. Sau khoảng vài phút, miếng dán sẽ tỏa ra nhiệt giúp thư giãn thành tử cung, tăng cường tuần hoàn máu và giúp cải thiện cơn đau.

Bên cạnh, các miếng dán nóng này còn có tác dụng giảm đau nhức vùng lưng và xương chậu trong những ngày “đèn đỏ”.

Cải thiện cơn đau bụng kinh bằng sữa nghệ ấm

Sử dụng sữa nghệ ấm ngay tại thời điểm máu kinh mới xuất hiện có thể giảm tình trạng máu kinh vón thành cục, chảy ít hoặc xuất ra ồ ạt. Ngoài ra hoạt chất Curcumin trong nghệ còn giúp điều hòa hoạt động của tử cung, ức chế viêm và giảm căng thẳng thần kinh.

Khi dùng sữa nghệ, bạn nên uống ngay khi sữa còn ấm để tăng tác dụng giảm đau, đồng thời đem lại cảm giác thoải mái và dễ chịu.

Đau bụng kinh – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau bụng kinh có thể khởi phát do nguyên nhân sinh lý (thống kinh nguyên phát) hoặc do các bệnh lý tiềm ẩn (thống kinh thứ phát). Vì vậy nếu nghi ngờ đau bụng kinh do các bệnh phụ khoa, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các cách giảm đau bụng kinh cho chị em ngày đèn đỏ
Nữ giới nên tìm gặp bác sĩ khi nhận thấy bụng dưới đau dữ dội, buồn nôn, máu kinh có mùi hôi,…

Tìm gặp bác sĩ khi nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Đau bụng kinh có mức độ dữ dội và không có đáp ứng khi sử dụng thuốc giảm đau
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Âm đạo đau rát
  • Thường xuyên ra khí hư có mùi, đặc và màu bất thường
  • Máu kinh có màu đen và mùi hôi khó chịu

Hy vọng qua 10 cách giảm đau bụng kinh được tổng hợp trong bài viết, bạn có thể dễ dàng “đối phó” với các triệu chứng xảy ra trong những ngày “đèn đỏ”. Song song với các biện pháp cải thiện tạm thời, bạn nên thiết lập lối sống lành mạnh để điều hòa kinh nguyệt và giảm mức độ cơn đau trong những lần hành kinh tiếp theo.

 

Thảo luận
Back to top button